GIÁO DỤC LÀ ĐẦU TƯ: ĐÒN BẨY TPP, GÓC NHÌN STEAM VỀ ĐỀ ÁN 1956

0
1700

Thực tiễn về tổ chức và điều hành thị trường lao động của Canada, bao gồm cả lao động nhập cư, đưa lại giải pháp nào cho phát triển lao động Việt Nam nói chung và lao động nông thôn nói riêng đáp ứng và hội nhập tiêu chuẩn nhân lực quốc tế trong thời kỳ TPP?

TPP – thách thức lớn về năng suất lao động

Các quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership), được coi là một trong những thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất lịch sử, mà Việt Nam vừa hoàn thành đàm phán tháng 10/2015 hợp thành thị trường gần 800 triệu dân với tổng GDP 28,5 nghìn tỷ USD. Những người ủng hộ TPP hy vọng hiệp định sẽ giải phóng mạnh mẽ tiềm năng tăng trưởng của các nền kinh tế liên quan trong khi phía phản đối, ngay cả tại nước thành viên phát triển nhất là Mỹ, lại lo ngại rằng TPP sẽ làm tăng thất nghiệp vì việc làm dịch chuyển sang nước khác.

Thỏa thuận TPP yêu cầu Việt Nam nhiều thay đổi trong chính sách lao động nhằm đạt được sự cân bằng về tiêu chuẩn lao động giữa các quốc gia thành viên. Tiêu chuẩn như vậy một mặt giúp xuất khẩu của Việt Nam cơ hội gia tăng thị phần nhưng mặt khác tất yếu tương lai gần sẽ làm tăng chi phí sản xuất của nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù Việt Nam được hưởng thời gian ân hạn ưu ái nhất nhưng một khi hết ân hạn nếu không tuân thủ chính xác thì Việt Nam phải chịu trừng phạt thương mại theo quy định của TPP. Ngay cả trường hợp không bị trừng phạt thương mại thì chi phí sản xuất cao vẫn sẽ làm nhà sản xuất Việt Nam mất thị phần nội địa vào đối thủ cạnh tranh ngay trong cộng đồng TPP.

Như vậy, TPP tất yếu đặt ra thách thức to lớn và cấp bách với Việt Nam về cắt giảm chi phí sản xuất thông qua tăng năng suất lao động, hiện vẫn đang ở mức thấp của khu vực.

Nguồn: báo Tuổi trẻ

Hơn nữa, cơ cấu ngành nghề và lao động làm nền tảng ứng dụng STEM để có thể nhanh chóng đạt mức năng suất lao động và chi phí sản xuất ngang bằng các quốc gia trong khu vực cũng không cho thấy nhiều lạc quan. Theo hãng tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey, giai đoạn 2005 – 2010 hai yếu tố gia tăng số lao động và dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp đã đóng góp 2/3 vào tốc độ tăng trưởng cho Việt Nam. Chỉ 1/3 còn lại đến từ việc cải thiện năng suất lao động.

Năm 2014 tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,98% so với năm 2013, mức tăng tương ứng của năm 2012 là 5,25% và của năm 2013 là 5,42%. Khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản tăng 3,49% (Năm 2013 tăng 2,64%), khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14% (năm 2013 tăng 5,43%), khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm (Nguồn: Tổng cục Thống kê,2014).

Trong khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản, ngành nông nghiệp mặc dù tỷ trọng lớn nhất (khoảng 74%) nhưng tăng trưởng thấp nhất ở mức 2,60%. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông-lâm nghiệp – thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).

Xét về lao động, tổng số người lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ước tính 53,0 triệu người, tăng 0,8 triệu người (+1,56%) so với năm 2013. Trong đó khu vực nông-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 46,6% tổng số (Năm 2012 47,4%, năm 2013 46,8%), khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4% (Năm 2012 và 2013 cùng 21,2%), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (Năm 2012 31,4%, năm 2013 32%) (Nguồn: Tổng cục Thống kê,2014).

Tính đến cuối năm 2014, tổng FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 252 tỷ USD và đã có hơn 17.700 dự án được cấp phép, trong đó FDI vào lĩnh vực nông-lâm nghiệp- thủy sản chỉ 3,7 tỷ USD, tương đương 2,1%. Xét riêng ba năm 2012 -2014 năm thì tỷ lệ FDI trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng FDI đăng ký tương ứng cho từng năm là 0,6%, 0,4% và 0,6% (Nguồn Diễn đàn “Đầu tư nông nghiệp thời TPP” tháng 11/2015).

Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ngành nông nghiệp đạt giá trị 22 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước nhưng chỉ chiếm 5,4-5,6% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, trong đó tỷ trọng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 1% (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và bộ Công Thương tháng 12/2014).

Chính sách của Việt Nam với phát triển khu vực nông thôn Việt Nam

Với tỷ trọng lớn về số lượng đồng thời hiện trạng tăng trưởng thấp như vừa tổng hợp trên đây khu vực nông thôn nói chung và lĩnh vực lao động nông thôn nói riêng được Việt Nam đặc biệt quan tâm trong hoạch định và triển khai chính sách phát triển. Sức ép cạnh tranh năng suất lao động do thỏa thuận TPP đặt ra càng làm nhiệm vụ phát triển nhân lực khu vực nông thôn càng thêm nặng nề và cấp bách. Từ 2004 – 2013, tổng đầu tư Nhà nước vào khu vực nông nghiệp – nông thôn khoảng 718.000 tỷ đồng, 48,5% tổng vốn đầu tư Nhà nước cả nước, trong đó giai đoạn 2009 – 2013 khoảng 520.490 tỷ đồng, tăng gấp 2,62 lần so với giai đoạn 2004 – 2008. (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 12/2014).

Hai chính sách phát triển nông thôn nổi bật gần đây là “Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” được phê duyệt theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Chương trình Nông thôn mới) và Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Đề án 1956). Tổng kinh phí thực hiện Đề án 1956 từ ngân sách Nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, bao gồm 24.694 tỷ đồng dành cho dạy nghề lao động nông thôn và 1.286 tỷ đồng dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức xã nhằm vận dụng cả hai hướng chính sách kích cầu và trọng cung.

Kinh tế học trọng cầu, đôi khi còn được gọi là chính sách Keynes, đặt theo tên nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes (1883 -1946), là trường phái kinh tế vĩ mô cho rằng tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong ngắn hạn, nhất là trong giai đoạn suy thoái, khi sản lượng được chi phối mạnh bởi tổng cầu. Trường phái này đề cao các biện pháp kích cầu đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu kích thích tăng trưởng kinh tế. Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu rất thường được triển khai khi cần vực dậy nền kinh tế đang lâm vào trì trệ hay suy thoái.

Đối lập với trường phái trên, trường phái kinh tế học vĩ mô trọng cung cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ hạ thấp những rào cản đối với sản xuất, cung cấp hàng hóa và dịch vụ bằng cách như hạ thấp thuế thu nhập và tăng tính linh hoạt nhờ giảm bớt điều tiết của Chính phủ. Người tiêu dùng lúc đó sẽ được lợi nhờ được tiếp cận với nguồn cung hàng hóa, dịch vụ dồi dào hơn với giá cả thấp hơn. Trường phái trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế, đặt sản xuất là yếu tố quan trọng nhất quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trường phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.

Nội dung chính sách trong Chương trình Nông thôn mới và Đề án 1956 cho thấy Chính phủ chú trọng cả biện pháp kích cầu trong tăng mạnh đầu tư công và biện pháp trọng cung trong đào tạo nâng cao chất lượng lực lượng lao động. Tuy vậy, mục tiêu đầu tư nhân lực STEAM chưa được thể hiện đầy đủ. Vì vậy, chương trình Hỗ trợ du học thực hiện nghiên cứu từ góc nhìn quốc tế của cộng đồng TPP với Canada là đối tượng nghiên cứu trọng điểm về nhân tố kích cầu và trọng cung phát triển nhân lực STEAM.

Góc nhìn từ cộng đồng TPP – Nghiên cứu trường hợp Canada

Chương trình Hỗ trợ du học định vị hai thành viên TPP Australia và Canada làm đối tượng nghiên cứu trọng điểm vì trước hết từ hoạch định chính sách đến hoạt động thực tế hai quốc gia này luôn đặt Việt Nam là một trong những đối tác trọng tâm của lĩnh vực nguồn nhân lực quốc tế. Thứ hai là vì theo dự báo của chính phủ hai quốc gia này trong 30 năm tới mỗi năm mỗi quốc gia đều cần nhập cư khoảng trên dưới 100.000 (một trăm nghìn) người lao động trình độ cao (skilled worker – sau đây xin sử dụng nguyên văn thuật ngữ tiếng Anh nhằm đảm bảo đồng nhất nội dung với mục tiêu nghiên cứu Australia và Canada). Thứ ba là vì với vị thế quan trọng trong nền kinh tế thế giới thì từ hai quốc gia này nhân lực Việt Nam có thể thuận lợi tiếp cận tất cả các nền kinh tế phát triển. Do giới hạn dung lượng bài nghiên cứu này chỉ đề cập tới Canada.

Từ những năm 1990, Canada theo đuổi chính sách nhập cư quyết liệt phục vụ phát triển kinh tế với khoảng 200.000 người hàng năm, chủ yếu là nhân lực chất lượng cao. Từ thời gian đó đến nay mục tiêu hàng năm thường xung quanh 250.000 người hàng năm và chưa thấy dấu hiệu nào xu hướng này sẽ thay đổi mặc dù Canada luôn gặp phải cạnh tranh lớn từ các nền kinh tế phát triển tương đương như Australia hay cao hơn như Mỹ.

Biểu đồ sau đây minh họa xu hướng vừa nêu với đường màu tím chỉ số lượng người nhập cư hưởng quy chế thường trú dân theo diện nhân lực chất lượng cao.

 

Nhằm tối đa hóa lợi ích của đầu tư xã hội vào nhân lực, Canada luôn đề cao tinh thần công bằng thể hiện qua sự di chuyển tự do của người lao động giữa các khu vực địa lý và giữa các ngành nghề với điều kiện người lao động đáp ứng tiêu chuẩn lao động và tuân thủ pháp luật.

Năm 1994 chính quyền các tỉnh bang và vùng lãnh thổ thống nhất ký kết Hiệp định Thương mại Nội địa (Agreement on Internal Trade – AIT) trong đó đặc biệt Chương 7.Lao động di chuyển tự do (Chappter 7.Labour Mobility) cam kết xóa bỏ mọi rào cản không hợp lý đối với tự do luân chuyển lao động giữa các tỉnh bang và vùng lãnh thổ. Từ đó Diễn đàn các Bộ trưởng Lao động (Forum of Labour Market Ministers – FLMM www.flmm-lmcg.org) tập hợp các bộ trưởng lao động tỉnh bang và vùng lãnh thổ đã thành lập nhóm công tác Tự do di chuyển lao động (Labour Mobility Coordinating Group –LMCG www.flmm-lmcg.org) chuyên trách về vấn đề trọng yếu này.

Nghiên cứu chính sách nhân lực nói chung và vấn đề tự do di chuyển lao động nói riêng của Canada không thể không phân tích đầy đủ về Jobbank Canada với danh mục mã số ngành nghề danh mục mã số ngành nghề làm việc NOC (National Occupational Classification) và mã số ngành đào tạo CIP (Classification of Instructional Programs). Một NOC có thể tương ứng với nhiều CIP và ngược lại một CIP có thể tương ứng với nhiều NOC. Đối chiếu với hệ thống quản lý giáo dục – lao động của một quốc gia khác như Việt Nam thì mỗi mã ngành nghề hay ngành học của Việt Nam có thể tương ứng với nhiều mã ngành nghề của Canada và ngược lại. Vì vậy liên thông giữa các hệ thống big-data các quốc gia cần quá trình nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu toàn diện, thường xuyên và lâu dài.

Kết nối trực tuyến với cổng thông tin chính phủ và cơ quan di trú www.cic.gc.ca Jobbank Canada là phương thức thuận tiện, nhanh chóng đối với người lao động quốc tế muốn tìm kiếm cơ hội làm việc tại Canada.

Mô tả tóm lược hệ thống Jobbank Canada với danh mục NOC và CIP thông qua ví dụ minh họa về nghề tư vấn nhân lực (Employment counselor )

1. Truy cập vào www.jobbank.gc.ca mục Explore Career – nhánh Explore Career by Occupation, trong ô Occupation điền Employment Counselor, địa điểm City chọn một địa điểm muốn tìm thông tin, chẳng hạn Ottawa, Ontario.

Kết quả : Employment Counselor NOC 4213 với thông tin về lương, triển vọng xin việc, yêu cầu đào tạo, yêu cầu hành nghề, số lượng chỗ tương ứng với địa điểm tại Ottawa, Ontario.

2. Tiếp tục chọn mục Education&Job Requirements/Canada

Kết quả:

i) Phần Essential Skills bao gồm danh mục chín (09) kỹ năng thiết yếu được mô tả đầy đủ cho NOC này bao gồm đọc hiểu, xử lý văn bản, viết, số học, ngôn ngữ giao tiếp, suy luận, sử dụng thiết bị công nghệ số hóa, làm việc nhóm và nâng cao nghiệp vụ.

ii) Phần Education Programs bao gồm danh mục năm (05) ngành học tương ứng với NOC 4213 Employment Counselor

> Social Work CIP 44.07

> Student Counselling and Personnel Services CIP 13.11

> Psychology, General CIP 42.01

> Education, General CIP 13.01

> Human Resources Management and Services CIP 52.10

3. Tiếp tục chọn mục Social Work CIP 44.07 trên đây

Kết quả:

i) Phần Post-Secondary school bao gồm danh mục các khóa học và trường học cung cấp khóa học tương ứng.

ii) Phần Please Select An Occupation liệt kê bốn (04) ngành nghề mà CIP 44.07 tìm được việc làm nhiều nhất

> Social Workers NOC 4152

> Community and Social Service Workers NOC 4212

> Elementary and Secondary School Teacher Assistants NOC 6472

> Family, Marriage and Other Related Counsellors NOC 4153

Trên đây là mô tả chức năng cơ bản nhất của Jobbank Canada. Ngoài ra còn hàng loạt tiện ích khác cho người lao động và người sử dụng lao động cũng như các nhà nghiên cứu. Truy cập www.jobbank.gc.ca để tham khảo chi tiết.

Từ kết quả nghiên cứu trên đây trường hợp Canada, một quốc gia thành viên TPP quan trọng, chương trình Hỗ trợ du học nhận định một số xu hướng đáng chú ý trong lĩnh vực giáo dục – nhân lực quốc tế như sau:

Xu hướng thứ nhất là chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử hay trực tuyến (e-government) là xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù hiện nay phần ứng dụng (application) còn nhiều hạn chế nhưng xét về cơ sở hạ tầng (platform) chính phủ điện tử đã được xây dựng đủ điều kiện phát triển ngang tầm các quốc gia trong khu vực.

Xu hướng thứ hai là big-data. Nhân lực quốc tế là big-data và ngược lại khi tham gia bất cứ ngành nghề nào sử dụng big-data thì tự nhiên thành viên lĩnh vực đó cũng tham gia phân công lao động quốc tế. Big-data chính là điều kiện nền tảng liên kết xu hướng chính phủ điện tử vừa nêu trên đây và xu hướng chất lượng đa chiều tiếp theo dưới đây.

Xu hướng thứ ba là chất lượng đa chiều (human capital Mobility). Chất lượng đa chiều của cá nhân cũng như tổ chức, là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành công sự nghiệp, xét cả về ngắn hạn cũng như trung dài hạn. Big-data cho phép quản trị chất lượng đa chiều một cách toàn diện và chặt chẽ nhằm tối đa hóa hiệu suất sử dụng nguồn vốn nhân lực tầm quốc tế.

Mô hình Jobbank Intergogo

Đối chiếu giữa kết quả nghiên cứu hiện trạng thị trường nhân lực tại Việt nam, trong đó khu vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, và xu hướng phát triển thị trường nhân lực STEAM quốc tế, Chương trình Hỗ trợ du học định hướng tham gia vào lĩnh vực nhân lực quốc tế thông qua xây dựng Jobbank Intergogo một mặt cung cấp đầy đủ điều kiện cho học sinh/người lao động chủ động thực hiện kế hoạch sự nghiệp bản thân, một mặt đặt họ dưới áp lực buộc phải nâng cấp bản thân phù hợp với thị trường nhân lực quốc tế được đồng bộ với thị trường địa phương. Học sinh và cơ sở đào tạo hay người lao động và người sử dụng lao động đều được yêu cầu nghiên cứu lịch sử phát triển của ngành nghề lựa chọn nghiên cứu và/hoặc làm việc cùng khả năng ứng dụng STEM trong ngành nghề đó, tương tự quan hệ giữa NOC và CIP Canada, nhằm xây dựng và thực kiện kế hoạch sự nghiệp.

Jobbank Intergogo sẽ phát triển nội dung tương đồng với Jobbank Canada www.jobbank.gc.ca và được bổ sung tính năng đánh giá thành viên cá nhân – người lao động (học sinh là người lao động tương lai) và thành viên tổ chức-người sử dụng lao động. Đánh giá này gồm ba phần cơ bản, tương đồng với hồ sơ du học, là hồ sơ nhân thân, hồ sơ nguồn thu và hồ sơ sự nghiệp STEAM, trong đó hồ sơ sự nghiệp lại bao gồm hai hạng mục chủ yếu là hồ sơ STEM và hồ sơ công tác xã hội.

Nhằm tối đa hóa kết quả đầu tư và đảm bảo chất lượng lao động của thành viên, Jobbank Intergogo thiết lập cơ chế cạnh tranh và hợp tác cả trong chiến lược quản trị đối nội và đối ngoại theo mô hình quản trị hệ thống ứng dụng lý thuyết trò chơi của Giải vô địch bóng đá nhà nghề Mỹ (Major League Soccer- MLS).

Để minh họa có thể hình dung các cơ sở dữ liệu nhân lực Jobbank khác nhau khắp thế giới như các giải quốc gia (League), cộng đồng (doanh nghiệp, địa phương, hiệp hội…) như các đội bóng (club) còn người lao động như các cầu thủ (player). Mỗi giải, mỗi đội và mỗi cầu thủ đều mang đặc thù riêng trong luật chơi chung giúp tất cả thành viên hệ sinh thái hợp tác và cạnh tranh hoàn hảo hướng tới mục tiêu tối đa hóa hiệu quả đầu tư. Nguyên tắc tối thượng là số lượng thành viên tham gia luôn đủ nhỏ hơn số lượng mong muốn tham gia.

MLS www.mlssoccer.com xây dựng và phát triển dựa trên nguyên tắc nhượng quyền (franchising) trong đó MLS là chủ sở hữu duy nhất (single-entity) nhượng quyền tham gia MLS cho các đội bóng với quy định thống nhất về đầu tư và quản trị đầu vào đội bóng , trong đó đặc biệt quan trọng là quản trị đầu tư cầu thủ.

Ứng dụng lý thuyết trò chơi nhằm duy trì và phát triển khả năng cạnh tranh của giải đấu cũng như quyền lợi thành viên nên MLS, cùng nguyên tắc như các giải thể thao nhà nghề nổi tiếng khác tổ chức theo kiểu Mỹ, luôn nỗ lực duy trì tình trạng số đội bóng MLS nhỏ hơn số lượng nhà đầu tư muốn nhận nhượng quyền để làm chủ (owner) một đội bóng cũng như nhỏ hơn số lượng thành phố mong muốn được làm địa điểm thi đấu chính thức.

Cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và thành phố như vậy tự nhiên nâng cao chất lượng cầu thủ và trận đấu. Chất lượng cầu thủ và trận đấu tăng lên giúp tăng giá trị thương quyền của từng đội bóng cũng như toàn MLS. Kết quả là các nhà đầu tư và cầu thủ đều có cơ hội tối đa hóa lợi ích thông qua cạnh tranh và hợp tác đa chiều.

Jobbank Intergogo với Chương trình Nông thôn mới và Đề án 1956

Mô hình quản trị dữ liệu của Jobbank Intergogo có khả năng phân tích chi tiết hiện trạng thị trường nhân lực khu vực nông thôn và phân khúc thành ba nhóm chủ yếu sau đây:

Nhóm 1 – Tiến bộ: Năng lực đủ duy trì tiêu chuẩn nhân lực quốc tế. Nhóm này là mục tiêu nhận trọng điểm đầu tư STEAM từ xã hội để trở thành lực lượng chủ yếu thực hiện thành công chuyển đổi cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn. Kích cầu bằng tài trợ lãi suất, bảo lãnh khoản vay và ân hạn hoàn trả phù hợp với nhóm này. Nhóm này là khách hàng tiềm năng của chương trình “Đầu tư tuần hoàn” mà Intergogo và chương trình Hỗ trợ du học thực hiện .

Nhóm 2 – Trợ cấp: Năng lực tiềm năng tương đương Nhóm 1 nhưng chưa đủ trình độ ngoại ngữ để có thể làm việc và học tập như Nhóm 1. Kích cầu bằng tài trợ không hoàn lại để nâng cao trình độ ngoại ngữ phù hợp với nhóm này. Nhóm này là đối tượng thụ hưởng của đề tài nghiên cứu “Dạy và học ngoại ngữ cho lao động thanh niên khu vực nông thôn” mà chương trình Hỗ trợ du học và Intergogo dự định thực hiện. Việc dạy và học ngoại ngữ chủ yếu sẽ được thực hiện trực tuyến qua cổng thông tin Jobbank Intergogo

Nhóm 3 – Cứu trợ: Không có khả năng phấn đấu đạt mức thu nhập đủ tái đầu tư sức lao động. Nhóm này là đối tượng của trợ cấp xã hội và/hoặc một số tài trợ không hoàn lại nhất định thuộc Đề án 1956 và Chương trình Nông thôn mới.

Theo phương thức nêu trên Jobbank Intergogo góp phần huy động nguồn lực xã hội vào những hạng mục nhân lực tại khu vực nông thôn có khả năng hoàn vốn và tái đầu tư. Như vậy, Jobbank Intergogo góp phần kết nối hoàn chỉnh vòng tuần hoàn kích cầu và trọng cung mà Chương trình Nông thôn mới và Đề án 1956 triển khai. Tất yếu cần kết nối hoạt động kích cầu và trọng cung thành vòng tuần hoàn đầu tư thì hiệu quả đầu tư mới có thể bền vững.

Như vậy ngân sách kích cầu khu vực nông thôn của Chính phủ sẽ được sử dụng đúng nơi, đúng lúc và đúng mức. Jobbank Intergogo cung cấp cơ chế giúp định vị và phân bổ nguồn lực một cách chính xác nhưng mặt khác hiệu quả của cơ chế này tùy thuộc vào quá trình hợp tác và cạnh tranh lành mạnh thường xuyên, liên tục giữa các thành viên hệ sinh thái. Đó cũng chính là tinh thần chủ đạo của TPP. Bản thân riêng TPP chưa phải là giải pháp hoàn chỉnh mà là cơ chế sản xuất giải pháp thường xuyên, liên tục. Cũng như vậy, bản thân riêng Jobbank Intergogo chưa phải là giải pháp hoàn chỉnh mà là môi trường để mọi thành viên hệ sinh thái tham gia nghiên cứu&phát triển giải pháp.

Lưu ý: Nội dung trên đây mô tả định hướng của Jobbank Intergogo đối với thanh niên nông thôn Việt Nam và cụ thể là đề án 1956, do vậy không thể và không nên hiểu và/hoặc diễn giải dưới bất kỳ hình thức nào rằng Chương trình Hỗ trợ du học và/hoặc Jobbank Intergogo và/hoặc công ty Intergogo Việt Nam chỉ cung cấp giải pháp đồng bộ nhân lực quốc tế cho thanh niên nông thôn Việt Nam.
Jobbank Intergogo với các đối tác chủ yếu

Trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Intergogo định vị Đoàn viên Đoàn Thanh niên thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2 nêu trên là đối tác trọng tâm trong đầu tư nhân lực STEAM khu vực nông thôn. Để đạt hiệu quả trên phạm vi toàn quốc nhất thiết cần khai thác hiệu ứng lan tỏa và cộng hưởng của phong trào Đoàn. Khởi đầu từng địa phương số lượng thành viên có thể chưa nhiều và phân tán nhưng mô hình cổng thông tin Jobbank sẽ giúp kết nối nhanh chóng mạng lưới đoàn viên cả nước tập trung thành sức mạnh phát triển bền vững.

Thứ hai là hệ thống ngân hàng thương mại. Xét từ góc độ quản trị nguồn thu, Jobbank Intergogo và các ngân hàng thương mại vừa cạnh tranh, vừa hợp tác trong đó Jobbank Intergogo lợi thế về trị giá doanh thu và lợi nhuận trên mỗi đơn vị khách hàng và khả năng nhanh chóng mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ ra tầm quốc tế. Xét từ góc độ phát triển thị trường, Jobbank Intergogo có thể cung cấp khách hàng chất lượng tiêu chuẩn cao vì hồ sơ sự nghiệp, bao gồm hồ sơ STEM và hồ sơ công tác xã hội tại Jobbank Intergogo cho phép đánh giá chất lượng tín dụng toàn diện, chính xác và kịp thời hơn hẳn hồ sơ tín dụng ngân hàng. Hợp tác với Đoàn Thanh niên càng làm lợi thế này của Jobbank Intergogo vững chắc.

Thứ ba là cơ quan chính quyền địa phương và các bộ ngành chức năng. Jobbank Intergogo có thể hỗ trợ quảng bá hoạt động của cơ quan chức năng tới cộng đồng TPP một cách nhanh chóng, tập trung đúng đối tượng và cộng hưởng nhiều nguồn lực truyền thông. Cùng với hoạt động truyền thông quốc tế như vậy, hoạt động tư vấn và đào tạo của Jobbank Intergogo không phụ thuộc hay cản trở mà luôn hỗ trợ hiệu quả công tác của cơ quan chức năng đồng thời đóng vai trò phản biện xã hội của công dân với đầy đủ nghĩa vụ và lợi ích được pháp luật quy định. Trường hợp nghiên cứu cụ thể về Đề án 1956 và Chương trình Nông thôn mới này, một khi hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu nhân lực khu vực nông thôn chương trình Hỗ trợ du học đặt mục tiêu đề xuất với bộ Lao động-Thương binh-Xã hội và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh một số hoạt động hỗ trợ chính sách giáo dục-việc làm STEAM cho thanh niên.

Kết luận

Tiếp theo bài số 1“Giáo dục là đầu tư: Vai trò của STEM trong du học thời kỳ TPP”, bài số 2 này phân tích đầu tư nhân lực STEAM khu vực nông thôn từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế chính sách kích cầu và trọng cung. Trong bài số 3 hoàn thành loạt bài nghiên cứu chủ đề “Giáo dục là đầu tư”, chương trình Hỗ trợ du học sẽ nhận định vai trò của Đoàn Thanh niên và hệ thống ngân hàng thương mại trong phát triển nhân lực STEAM thời kỳ TPP dành cho thanh niên.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here