GIÁO DỤC LÀ ĐẦU TƯ: VAI TRÒ CỦA STEM TRONG DU HỌC THỜI KỲ TPP

0
1636

Đầu tư giáo dục nói chung và du học nói riêng theo định hướng nào để có lợi thế cạnh tranh về năng suất lao động trong thị trường nhân lực quốc tế thời kỳ TPP?

STEM và STEAM thời kỳ TPP

Ngày 05 tháng 10 năm 2015 vừa qua Việt Nam cùng mười một nước thành viên khác hoàn thành đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đánh dấu bước tiến lớn của một thỏa thuận được trông đợi sẽ là bước ngoặt lịch sử ảnh hưởng sâu rộng đối với phát triển kinh tế xã hội trong khu vực cũng như tầm cỡ toàn cầu.

Căn cứ vào nội dung gồm 1764 trang được chính phủ các quốc gia thành viên công bố (tại Việt Nam lần đầu tiên một thỏa thuận quốc tế của chính phủ được công bố đầy đủ như vậy) cho thấy tinh thần chủ đạo của TPP là minh bạch và thương lượng để đạt được sự hợp tác công bằng giữa các bên có nghĩa vụ và lợi ích liên quan nhằm xây dựng và phát triển môi trường liên thông quốc tế cạnh tranh công bằng không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các cá nhân và tổ chức thuộc TPP trong quan hệ kinh tế-xã hội với từng quốc gia tham gia TPP. Một trong những phần thể hiện rõ nét nhất tinh thần chủ đạo này là quy định về giải quyết tranh chấp tại Chương 9.Đầu tư và Chương 28.Giải quyết tranh chấp với cơ chế tham vấn đa phương trong thương lượng và cơ chế hội đồng trọng tài TPP khi phán quyết tranh chấp.

Hệ quả từ môi trường cạnh tranh công bằng thời kỳ TPP là xu hướng STEM, thuật ngữ viết tắt các chữ cái đầu của Science-Technology-Engineering-Mathematics; tạm dịch: Khoa học-Công nghệ-Kỹ thuật-Toán học, sẽ ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam trong lĩnh vực nhân lực quốc tế nói chung và du học nói riêng. Xu hướng STEM này, được định vị là yếu tố quyết định tương lai lợi thế cạnh tranh quốc gia, trong đầu tư giáo dục và việc làm được đích thân Tổng thống Mỹ B.Obama đặc biệt quan tâm với sáng kiến “Giáo dục để Phát minh” (Education to Innovate) khởi xướng tháng 11 năm 2009 và thành lập tổ chức “Thay đổi sự Cân bằng” (Change the Equation) tháng 09 năm 2010.

Mô hình dưới đây mô tả vai trò của STEM trong quản trị kinh tế – xã hội:

 

Trong mô hình này khối Sociology (Xã hội học) tạo ra triết lý quản lý xã hội. Khối STEM tạo ra sản phẩm gốc cho xã hội. Khối Service – Dịch vụ tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội (hay còn gọi là tối đa hoá giá trị cho sản phẩm khối STEM sản xuất). Khối R&D (Research & Development – Nghiên cứu và phát triển) có mặt tại tất cả ba khối kể trên, tạo ra sự thúc đẩy phát triển của từng khối nói riêng và của xã hội theo tổng thể nói chung. Mọi ngành nghề hay tổ chức, cá nhân đều có thể và nên ứng dụng STEM chứ không phải chỉ một số ngành nhất định thuộc lĩnh vực STEM, một số ngành khác không tồn tại STEM. Hiệu quả ứng dụng STEM sẽ góp phần trọng yếu quyết định năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, tổ chức hay cá nhân trong thời kỳ TPP.

Từ nghiên cứu vai trò khối Xã hội học (Sociology) trong mô hình vừa nêu trên đây một luận điểm khác nữa về giáo dục và nhân lực gần đây phát triển khái niệm STEM trở thành STEAM, thuật ngữ viết tắt các chữ cái đầu của Science-Technology-Engineering-Arts-Mathematics; tạm dịch Khoa học-Công nghệ-Kỹ thuật-Nghệ thuật-Toán học, với A là “liberal arts”. Thuật ngữ “nghệ thuật khai phóng”-“liberal arts” nguyên gốc đề cập đến nhiều ngành trong đó liên quan cả đến kỹ thuật công nghệ nhưng trong phạm vi thuật ngữ STEAM theo nghĩa đề cập đến ngành khoa học xã hội – nhân văn. Xu hướng STEAM đang rất phổ biến ở ngay chính Silicon Valey, biểu tượng công nghệ thế giới, tại California, Mỹ, bổ sung yếu tố khoa học xã hội – nhân văn trong các ngành nghề khoa học – công nghệ – kỹ thuật thể hiện qua tỷ lệ tuyển dụng nhân sự phi kỹ thuật tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu: Uber 71%, Facebook 61%, Airbnb 56% (Nguồn: Forbes Vietnam 09/2015).

Xét từ góc độ lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại, thời kỳ TPP này STEM tương đồng (dù không hoàn toàn đồng nhất) với khái niệm “năng lực cốt lõi” (nguyên gốc tiếng Anh core competency, chi tiết xin tham khảo trong cuốn Competing for the Future, tác giả Gary Hamel và C. K. Prahalad) và nhân tố A (liberal Arts) tương đồng (dù không hoàn toàn đồng nhất) với khái niệm “giá trị cốt lõi “ (nguyên gốc tiếng Anh core value, chi tiết xin tham khảo trong cuốn Built to Last: Successful Habits of Visionary Companies, tác giả Jim Collins và Jerry I. Porras). Sự cộng hưởng và thống nhất giữa năng lực cốt lõi xây dựng trên nền tảng STEM và giá trị cốt lõi (ở đây theo nghĩa là giá trị đạo đức) xây dựng trên nền tảng STEAM trong cùng một thực thể, giữa những năng lực và giá trị cốt lõi tương đồng của các thực thể khác nhau giúp từng quốc gia, tổ chức và từng cá nhân phát triển bền vững thời kỳ TPP. Việt Nam, một quốc gia thành viên TPP, tự nhiên cũng không ngoại lệ.

Mặt khác, thay vì những khái niệm quen thuộc như nguồn lực con người (human resources) hay nhân lực (manpower), các nền kinh tế phát triển (cũng chiếm đa số thành viên TPP) đang ngày càng phổ biến vận dụng khái niệm “vận động linh hoạt nguồn vốn con người” (human capital Mobility). Chính đòi hỏi “vận động linh hoạt” (Mobility) như vậy, đó là tinh thần chủ đạo xuyên suốt chính sách giáo dục-việc làm của các nền kinh tế phát triển hiện nay, là một trong những nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy xu hướng STEM và STEAM trong đầu tư vào nguồn vốn con người (human capital) đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

Quan điểm giáo dục là đầu tư đã được công nhận rộng rãi từ lâu ở Việt Nam và thế giới nhưng xu hướng STEM và STEAM thời kỳ TPP mô tả trên đây cho thấy đầu tư cho tương lai thể hiện trong giáo dục-đào tạo đã được nâng lên phạm vi sâu rộng hơn với gia tốc phát triển sẽ ngày càng nhanh hơn thời kỳ vừa qua.

Từ cơ sở phân tích trên đây câu hỏi bài nghiên cứu này đặt ra là: Cần hoạch định và tiến hành đầu tư cho giáo dục-đào tạo thế nào trước xu hướng STEM và STEAM thời kỳ TPP như vậy để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển bền vững cho quốc gia nói chung và cho cá nhân nói riêng?

Vị thế của học sinh Việt Nam

Hiện nay dư luận xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng luôn thể hiện sự bi quan to lớn đối với kết quả của nền giáo dục tại Việt Nam. Tuy vậy, một số kết luận nghiên cứu uy tín lại chỉ ra nhiều điều không đồng tình với xu hướng bi quan đó.

Một là theo trang ASEAN DNA (Đại học Thammasat,Thái Lan) vừa công bố nghiên cứu của giáo sư danh dự đại học Ulster (Anh), ông Richard Lynn, về chỉ số thông minh (IQ) của các quốc gia Đông Nam Á. Theo đó, chỉ số IQ của người Việt Nam ở mức 96, cao hơn hầu hết các quốc gia trong khu vực (chỉ sau IQ của người Singapore là 103), cao hơn mức bình quân Đông Nam Á (91,3) và cao hơn mức bình quân toàn thế giới là 84,3 (Nguồn: CaféBiz 21/06/2014).

Hai là kết quả chương trình PISA 2012 đánh giá học sinh Việt Nam xếp thứ 8 về môn Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia chương trình (nguồn Dân Trí 04/12/2013). Kết quả PISA được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) sử dụng làm cơ sở thông tin đánh giá và khuyến nghị về chính sách giáo dục cho các quốc gia liên quan. Được thực hiện theo chu kỳ ba năm một lần, PISA đánh giá năng lực học sinh tuổi 15 ở ba lĩnh vực: Toán, Khoa học và Đọc hiểu, nghĩa là tại thời điểm sau khi hoàn thành chương trình giáo dục cung cấp cho học sinh kiến thức nền tảng đủ để định hướng xây dựng kế hoạch sự nghiệp.

Sẽ cần những nghiên cứu toàn diện và chuyên sâu để có thể kết luận về thực trạng nền giáo dục quốc gia nhưng hai kết quả nêu trên cho thấy tín hiệu lạc quan về tiềm năng của học sinh Việt Nam phù hợp với phát triển theo định hướng STEM.

 

Định hướng đầu tư STEAM

Để thanh niên Việt Nam có thể phát triển thế mạnh nguồn nhân lực quốc gia liên thông với cộng đồng TPP, chương trình Hỗ trợ Du học thuộc công ty CP Intergogo Việt Nam www.intergogo.com đề xuất một số phương hướng nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu.

Phương hướng thứ nhất là minh bạch cơ sở dữ liệu:

Tại nhiều quốc gia thành viên TPP cơ sở dữ liệu đào tạo và/hoặc việc làm được chính phủ trực tiếp hoặc bảo trợ để công khai trực tuyến như CareerOneStop Mỹ www.careeronestop.org, Jobsearch Australia www.jobsearch.gov.au/Job, Singapore www.jobsbank.gov.sg và đặc biệt mô hình Jobbank Canada www.jobbank.gc.ca/ liên thông trực tiếp với hệ thống giáo dục-đào tạo và hệ thống xét duyệt định cư. Đây chính là một phần trong mô hình liên kết chính phủ điện tử – cộng đồng điện tử – cá nhân điện tử nhanh chóng và thuận tiện vượt qua khoảng cách không gian. Một khi Việt Nam xây dựng được mô hình như vậy và liên thông với những cơ sở dữ liệu quốc tế tương đồng nêu trên thì học sinh và người lao động Việt Nam có điều kiện thuận lợi để hoạch định kế hoạch sự nghiệp trong lĩnh vực nhân lực quốc tế nhằm khai thác tối đa lợi ích từ TPP. Xét theo chiều ngược lại nhân lực quốc tế cũng có điều kiện tiếp cận cơ hội tại Việt Nam. Từ đó dòng chảy nhân lực sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư. Đây cũng là một trong những định hướng chính sách phát triển kinh tế-xã hội chủ đạo của Australia và Canada, hai nền kinh tế lớn thành viên TPP.

Giai đoạn một thực hiện định hướng này, chương trình Hỗ trợ du học xây dựng cơ sở dữ liệu hướng dẫn hoàn thành bộ hồ sơ du học với dung lượng khoảng 1500 trang/hồ sơ cá nhân du học trình bày đầy đủ ba hạng mục: hồ sơ nhân thân, hồ sơ chứng minh tài chính và kế hoạch nghiên cứu. Chi tiết cơ sở dữ liệu này xin tham khảo tại http://hotroduhoc.vn/ho-so-xin-visa-du-hoc-canada/ Bài công bố nghiên cứu liên quan cũng đã được đăng trên Dân Trí ngày 26 tháng 11 năm 2015. Giai đoạn hai tiếp theo là hướng dẫn xây dựng kế hoạch sự nghiệp tầm nhìn 10 + 5 năm dành cho nhân lực có tiềm năng đạt tiêu chuẩn chương trình định cư Skilled Worker tại Canada (chi tiết xin xem tại http://www.cic.gc.ca/english/immigrate/skilled/apply-who.asp) và/hoặc các chương trình tương đương của Canada cũng như các quốc gia khác. Kế hoạch 10 + 5 được chia thành hai phần: phần một 10 (mười) năm bao gồm ba (03) năm định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị hồ sơ du học, bốn (04) năm du học và ba (03) năm làm việc tại nước ngoài sau khi tốt nghiệp; phần hai bao gồm 5 năm vừa làm việc tại nước ngoài, vừa đầu tư và/hoặc làm việc tại Việt Nam. Cần lưu ý rằng đây là tiêu chí xét từ góc độ so sánh tiêu chuẩn chất lượng nhân lực do vậy không thể và không nên hiểu và/hoặc diễn giải dưới bất kỳ hình thức nào với nội dung trên đây rằng chương trình Hỗ trợ du học và/hoặc công ty Intergogo Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn định cư tại Canada hay bất cứ quốc gia nào khác.

Chương trình Hố trợ du học dự định sử dụng giải pháp công nghệ tương tự công nghệ lõi ngân hàng (core banking) để thực hiện cả hai giai đoạn nêu trên chủ yếu trong môi trường trực tuyến thông qua cổng thông tin có khả năng kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc tế tương đồng như Jobbank Canada www.jobbank.gc.ca. Liên thông quốc tế như vậy, một mặt chương trình Hỗ trợ du học có thể giúp học sinh và người lao động Việt Nam tiếp cận cơ hội quốc tế nhưng đồng thời mặt khác đặt họ dưới sức ép cạnh tranh với nhân lực quốc tế. Tác động hai hướng tương hỗ đó đều sẽ tác động tích cực đến nâng cao năng suất và tối đa hóa hiệu quả đầu tư giáo dục – đào tạo.

Phương hướng thứ hai là đẩy mạnh công tác xã hội:

Kết quả quá trình công tác xã hội của một cá nhân có thể cung cấp đánh giá toàn diện và chính xác về năng lực cốt lõi cũng như giá trị cốt lõi của một cá nhân. Năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi, hai khái niệm đã được chú trọng phân tích ở phần trên của bài nghiên cứu này, quyết định khả năng hòa nhập và đóng góp của cá nhân cho tổ chức, và xét rộng hơn là cho xã hội, mà người này là một thành viên. Vì vậy, quá trình xét duyệt giấy phép học tập hay làm việc và visa nhập cảnh thực chất là quá trình đánh giá mức độ phù hợp năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi của một cá nhân với quốc gia mà người đó xin vào học tập hay làm việc.

Xét theo tinh thần “vận động linh hoạt nguồn vốn con người” (human capital Mobility) được phân tích trên đây, một trong những tổ chức xã hội tại Việt Nam có khả năng mạnh mẽ nhất trong việc cung cấp cơ hội khám phá và phát triển năng lực cốt lõi cũng như giá trị cốt lõi của từng cá nhân phù hợp với tinh thần đó là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Đoàn Thanh niên). Nhận định này căn cứ vào cương lĩnh hành động và thực tiễn hoạt động của Đoàn Thanh niên. Chương trình Hỗ trợ du học định vị Đoàn Thanh niên là đối tác trọng tâm của chương trình. Cam kết quốc gia thời kỳ TPP sẽ không gây khó khăn mà ngược lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp Đoàn Thanh niên giữ vững vai trò truyền thống và nâng cao hiệu quả công tác.

Mặt khác, một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu của TPP là tôn trọng chủ quyền và đặc tính hệ thống chính trị-xã hội của các quốc gia thành viên. Do vậy, hoạt động xã hội trong phạm vi phong trào Đoàn Thanh niên sẽ không phát sinh rủi ro gì cho việc học tập và/hoặc làm việc tại môi trường quốc tế.

Chương trình Hỗ trợ du học dự định thực hiện nhiều chương trình hợp tác với Đoàn Thanh niên nhằm xây dựng hồ sơ hoạt động xã hội giúp thanh niên Việt Nam phát triển những năng lực cốt lõi và giá trị cốt lõi vừa phù hợp với truyền thống đất nước, vừa cộng hưởng được với môi trường quốc tế thời kỳ TPP, thời kỳ đầu tư vào giáo dục theo định hướng STEAM. Những chương trình này sẽ khai thác triệt để giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông thương hiệu hiện đại nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

Tiếp tục chủ đề “Giáo dục là đầu tư” trong thời kỳ TPP với hai phương hướng là minh bạch cơ sở dữ liệu và đẩy mạnh công tác xã hội, trong bài nghiên cứu tiếp theo chương trình Hỗ trợ du học sẽ đề cập tới giải pháp nhân lực STEAM tại khu vực nông thôn trong phạm vi Đề án 1956, tên đầy đủ là “Đề án 1956: Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, được phê duyệt theo Quyêt định của Thủ tướng Chính phủ số 1956/QĐ-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2009.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here